Tác dụng đông y của cây giáng hương

Đầu tiên về đặc điểm của cây giáng hương

Tên gọi: Cây giáng hương, cây dáng hương quả to, giáng/dáng hương căm-pôt, giáng/dáng hương chân

Danh pháp khoa học: Pterocarpus macrocarpus.

Họ: thuộc họ Đậu (Fabaceae)

Nguồn gốc: xuất phát từ các nước Đông Nam Á bao gồm các nước như Ấn Độ, Myanma, Lào, Thái Lan và Việt Nam

Giáng hương là loại cây thân gỗ, lớn, cao từ 10 đến 13 m, có nhiều nhánh nhỏ, sà xuống. Lá dài từ 20 đến 25 cm, gồm 5 đến 9 lá chét, mỏng dạng trái xoan, dài từ 4,5 đến 10 cm, rộng từ 2,5 đến 5 cm, không lông. CHùm hoa ở nách lá có nhánh, đài có lông, có màu vàng nghệ rất đẹp tỏa hương ngào ngạt. Quả dẹt, rộng 5cm, vòi nhụy ở ngang hột, chứa 3 hạt. Ra quả và quả từ tháng 5 đến tháng 9. Tạo cảnh quan khá đẹp cho những người yêu thích ngắm cảnh, chụp ảnh.

Cây thường mọc trong các kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới. Ở một số nơi, cây giáng hương mọc tương đối tập trung và trở thành loài cây ưu thế, cây khá ưa ánh sáng sống được trên nhiều loại đất. Ra hoa kết quả tự nhiên, có khả năng tái sinh từ hạt. Việc trồng và chăm sóc cây giáng hương cũng khá đơn giản, không mất nhiều công sức. Tuy nhiên thì loại cây nào cũng có thể mắc nhiều bệnh nên khi trồng cần lưu ý chăm bón, cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây để cây phát triển và đem lại chất lượng tốt nhất.

Các báo cáo nghiên cứu khoa học tìm thấy trong giáng hương chứa nhựa kino chưa một tanin riêng biệt là acid kino-tannic và một chất màu đỏ. Nếu ta đem chưng cất khô nó cho ra chất pyrocatechin và acid protocatechic.

Bộ phận được sử dụng trong đông y: nhựa - Resina Pterocarpus Indicus. Nhựa cây có tác dụng như chất chát và làm săn da. Vỏ của quả giáng hương gây nôn. Dùng uống trong trường hợp ỉa chảy mạnh mãn tính, xuất huyết, bệnh bạch đới, lậu và có thể dùng để trám răng. Ở Malaysia, còn được dùng để chữa bệnh đau dạ dày, tim đập nhanh hồi hộp trống ngực, bệnh thấp khớp, thường được phối hợp với những vị thuốc khác để tăng hiệu quả. Tại Campuchia, nhựa cây Giáng hương được dùng làm nguyên dược liệu trị bệnh sốt rét, làm thuốc lợi tiểu và chống lỵ. Nhựa cây này cũng có thể dùng để nhuộm. Gỗ Giáng hương có màu nâu hồng mịn, đẹp và thơm, thường được dùng đóng gỗ quý.

Lưu ý: Không nên tự ý sử dụng liều lượng khi chưa có sự tư vấn từ bác sĩ. Vì tùy từng loại giáng hương sẽ có những tác dụng khác nhau, sử dụng quá liều và không đúng cách có thể gây ra tình trạng nguy hiểm, ngoài ý muốn

Profile picture

Tác dụng đông y của cây giáng hương

Course

FREE